Hỗ trị điều trị bằng đèn hồng ngoại

Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng 700nm – 1400nm, nằm ngoài phổ ánh sáng màu đỏ của mặt trời. Vì vậy, chúng ta không nhìn thấy được tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt, vì nhiệt độ của tia hồng ngoại rất cao. Đèn hồng ngoại là thiết bị điện phát ra tia bức xạ hồng ngoại. Ngoài việc được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, điện tử,… sản phẩm còn có tác dụng chữa bệnh, trị liệu, làm đẹp,…

Đèn hồng ngoại hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng điện chuyển hóa thành tia hồng ngoại. Tia này sẽ được chiếu đến các vị trí bị thương trên cơ thể để giảm đau, chống viêm, chống co cứng cơ, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ. Tia hồng ngoại với khả năng thâm nhập sâu vào dưới lớp da còn cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, kích thích tái tạo và sửa chữa các mô bị thương, kích thích sản xuất collagen, hỗ trợ tái tạo sụn và ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp..

1. Tác dụng của đèn hồng ngoại

Trong y khoa việc chiếu đèn hồng ngoại đã được ứng dụng để điều trị một số vấn đề sức khỏe như: đau cơ, xương khớp, giảm đau sau sinh, chăm sóc sức khỏe,….

Đèn hồng ngoại có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về cơ, xương khớp

Tia hồng ngoại có tác dụng sinh nhiệt, vì nhiệt độ của tia hồng ngoại rất cao. Giúp giảm đau nhức, chống viêm, chống co cứng cơ, tăng cường chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ. Tia hồng ngoại kích thích tái tạo và sửa chữa các mô cơ bị thương, kích thích sản xuất collagen, hỗ trợ tái tạo sụn và ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp.

Chiếu đèn hồng ngoại sau sinh giúp sản phụ giảm đau, mau lành vết thương và hạn chế sẹo

Giảm đau hiệu quả, mau lành vết thương, hạn chế sẹo, an toàn, không tác dụng phụ… là những ưu điểm vượt trội của phương pháp chiếu đèn hồng ngoại cho sản phụ sau sinh đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện trên cả nước. Các tia hồng ngoại có khả năng xâm nhập sâu qua các lớp biểu bì, tác động đến các tế bào biểu bì và mô cơ, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình chữa lành.

Tác dụng của đèn hồng ngoại diệt khuẩn tránh nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật

Các vi sinh vật, vi khuẩn,.. có thể cản trở quá trình làm lành vết thương hoặc thậm chí gây nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật. Khi chiếu đèn hồng ngoại vào vết thương, đặc biệt là chiếu đèn hồng ngoại sau sinh cho mẹ, tia hồng ngoại có thể phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn khiến chúng  không thể tiếp tục hoạt động. Từ đó giúp hạn chế nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành.

Sử dụng đèn hồng ngoại cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, bạn có thể sử dụng đèn hồng ngoại để sưởi ấm khi tắm, thay tã, gội đầu,.. cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không nên sử dụng quá lâu, khiến da bé bị khô và không tốt cho mắt, bố mẹ chỉ nên chiếu đèn trong một thời gian ngắn.

Chăm sóc sức khỏe và thư giãn

Hiện nay tia hồng ngoại được ứng dụng nhiều cho việc thư giãn và chăm sóc sức khỏe cơ thể như, ứng dụng đèn hồng ngoại trong các: thiết bị massage, ghế massage, bồn ngâm chân, phòng xông hơi hồng ngoại,… Khi sử dụng với liều lượng vừa đủ, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn, giảm đau nhức cơ bắp và tràn đầy năng lượng.

Tác dụng trong làm đẹp

Ngày nay việc sử dụng tia hồng ngoại trong việc làm đẹp đang được ưa chuộng bởi tính an toàn và hiệu quả của nó mang lại.

Tia hồng ngoại được sử dụng để tăng tuần hoàn máu, tăng cường sự trao đổi chất của sắc tố và chức năng của bạch cầu. Từ đó giúp tái tạo làn da mịn màng hạn chế sắc tố đen và làm da hồng hào sáng khỏe hơn. Ngoài ra tia hồng ngoại còn đào thải chất béo dư thừa qua hệ bài tiết giúp giảm mỡ thừa, cơ thể thon gọn hơn

Đào thải độc tố trong cơ thể bằng liệu pháp xông hơi bằng tia hồng ngoại

Xông hơi bằng ánh sáng hồng ngoại làm thúc đẩy độc tố ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết. Hơi nóng của các tia hồng ngoại rất nhẹ nhàng, chỉ khoảng 20 tới 60 độ C. Nhiệt độ không quá cao nên người xông dễ chịu đựng mà đảm bảo sức khỏe cho những người cần tránh nhiệt độ cao.

2. Hướng dẫn cách sử dụng đèn hồng ngoại trong trị liệu

Cách sử dụng đèn hồng ngoại trong trị liệu đúng cách và mang lại hiệu quả cao:

Bước 1: Người sử dụng có thể tùy vào vị trí cần điều trị để lựa chọn tư thế ngồi hoặc nằm sao cho phù hợp và thoải mái nhất. chú ý chỉ để lộ cùng da cần chiếu đèn. Nếu sử dụng cho vùng mặt, thì cần che vùng mắt bằng khăn để tránh tiếp xúc với tia hồng ngoại.

Bước 2: Đặt thiết bị ở nơi khô ráo, chắc chắn. Tia chiếu cần vuống góc với bề mặt da, tuy nhiêu lưu ý nên đặt đèn ở vị trí ngang hoặc hơi chéo so với khu vực cần chiếu để tránh bóng đèn rơi vào người dùng gây bỏng. Khoảng cách tối ưu từ đèn chiếu tới bề mặt da trong khoảng từ 50-90cm.

Bước 3: Tùy vào mục đích điều trị và loại bệnh lý mà thời gian chiếu đèn, cường độ chiếu là khác nhau. Thông thường khi mới điều trị nên chiếu ở cường độ thấp, dùng trong 5-10 phút, sau đó có thể tăng dần cường độ và thời gian chiếu trung bình từ 15 – 20 phút/lần, và 2 -3 lần trên ngày.

Bước 4: Sau khi hết thời gian điều trị (khoảng 20-30 phút) một số thiết bị có thể ngắt tự động hoặc người dùng tự tắt. Tháo ổ cắm ra khỏi nguồn điện và chờ đèn nguội sau đó mới cất đèn. Bạn có thể kiểm tra vùng chiếu đèn, thấy có màu hồng hoặc đỏ nhạt là đạt yêu cầu.

CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC BẮC NAM

Đ/C: Lô B5,B6 Ngõ 187, Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0904.345.221

Facebook: Y Dược Bắc Nam Banapha

Website: yduocbacnam.vn

Tags: