CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Viêm mũi dị ứng là một trong các tình trạng phổ biến ở nước ta hiện nay, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa. Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra cùng lúc, dù không nghiêm trọng nhưng viêm mũi dị ứng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày; có thể gây biếng ăn, ngủ kém, học không tập trung ở trẻ nhỏ.

Viêm mũi dị ứng nếu không điều trị kịp thời có thể trở thành bệnh mãn tính
  1. Tác nhân gây bệnh và triệu chứng
  • Nguyên nhân viêm mũi dị ứng thường do ảnh hưởng của môi trường như bụi, nấm mốc, di truyền hoặc tiếp xúc với các loại hoá chất gây dị ứng …
  • Viêm mũi dị ứng thường chia thành 2 loại phổ biến:
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Là tình trạng bệnh phát vào 1 thời điểm nhất định trong năm. Mùa xuân là thời điểm dễ tái phát bệnh nhất vì là mùa có khí hậu nóng ẩm và kèm theo nhiều phấn hoa.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Thường do cơ thể dị ứng với các tác nhân trong môi trường như: bụi nấm, mốc… và phát bệnh bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Viêm mũi dị ứng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

  • Người bị viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện ở mắt như đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt…thường được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Biểu hiện ở mũi như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi. Đặc biệt người bị viêm mũi dị ứng có thể bị viêm họng, ngứa tai, ù tai, do ảnh hưởng lan rộng của bệnh. – Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm, đặc biệt gặp ở mọi lứa tuổi. viêm mũi dị ứng không nguy hiểm nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống như gây buồn ngủ, mệt mỏi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày ( làm việc và học tập…)

2. Chỉ định

  • Dành cho bệnh nhân có tiền sử viêm mũi dị ứng

3. Chống chỉ định

  • Các bệnh cấp cứu.
  • Cơ thể suy kiệt, phụ nữ có thai.
  • Da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ngoài da.
  • Dị ứng với chỉ tự tiêu.

Phụ nữ có thai cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn

4. Chuẩn bị

4.1. Người thực hiện: 

  • Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. 

4.2 Trang thiết bị

  • Khay đựng dụng cụ, panh, kéo, kẹp không mấu, cồn sát trùng, cồn iốt, gạc vô trùng, bông, băng dính, lọ thủy tinh đựng chỉ.
  • Kim cấy chỉ: Chỉ liền kim tự tiêu 27G 2530mm
  • Kim cấy chỉ và chỉ tự tiêu đảm bảo vô trùng.
  • Hộp thuốc chống vựng châm hoặc chống sốc phản vệ.

 4.3 Người bệnh

  • Người bệnh được khám, làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
  • Giải thích tư tưởng cho người bệnh yên tâm phối hợp với thầy thuốc.
  • Người bệnh nằm tư thế thoải mái, bộc lộ vùng huyệt

5. Các bước tiến hành 

5.1 Các huyệt thường dùng: 

  • Nghinh hương( 2 bên), ấn đường, điểm dương tính vùng gáy 2 bên gần huyệt (phong trì), nhằm điều chỉnh vùng thần kinh và mạch máu. Chọn huyệt đại chùy (thanh nhiệt trừ thấp), huyệt phế du (2 bên) vì phế chủ khai khiếu ra mũi. Chọn huyệt tỳ du ( 2 bên). Vì tỳ du có tác dụng kiện tỳ trừ thấp, mà những bệnh nhân viêm xoang mũi hay có đờm và mũi chảy ra. Chọn huyệt hợp cốc (chủ về đầu mặt cổ). Huyệt huyết hải, thái xung. Chọn Huyệt tứ mã thượng, trung, hạ (Đứng thẳng, hai tay buông thõng xuống, nơi ngón tay giữa chạm đến hướng về trước 3 thốn là huyệt tứ mã trung. Từ tứ mã trung đo lên 2 thốn là tứ mã thượng, đo xuống 2 thốn là tứ mã hạ là huyệt tuyệt vời cho dị ứng, dị ứng thời tiết tình trạng hệ miễn dịch yếu, dùng cho viêm mũi, các vấn đề về xoang…
  • Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn công thức huyệt cấy chỉ phù hợp.

5.2 Thủ thuật :

  •  Phòng thủ thuật riêng biệt.
  •  Rửa tay sạch, đi găng tay vô trùng.
  •  Kim cấy chỉ: Chỉ liền kim tự tiêu 27G 2530mm
  • Xác định huyệt và sát trùng vùng huyệt cấy chỉ.
  • Châm kim nhanh qua da và đưa chỉ từ từ vào huyệt.
  • Dùng ngón tay ấn lên sát chân kim rồi rút kim ra, dán băng vô trùng hoặc đặt gạc vô trùng lên huyệt vừa cấy chỉ, dán băng dính lên để giữ gạc.

5.3 Liệu trình điều trị:

  • Mỗi lần cấy chỉ tự tiêu có tác dụng trong khoảng 15 – 30 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.

6. Theo dõi và xử lý tai biến

6.1. Theo dõi

Toàn trạng người bệnh 15-30’ sau khi cấy chỉ.

6.2. Xử trí tai biến:

  • Chảy máu: Dùng bông gạc khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
  • Đau sưng nơi cấy chỉ: chườm đá, dùng thuốc chống viêm phù nề hoặc kháng sinh (nếu cần).
  • Dị ứng: dùng thuốc chống dị ứng.
  • Vựng châm: Xử lý theo phác đồ vựng châm.

Mọi thông tin, thắc mắc và cần tư vấn chi tiết về các loại kim liền chỉ Banapha vui lòng liên hệ đội ngũ chăm sóc khách hàng Y Dược Bắc Nam. Chúng tôi sẵn sàng phản hồi 24/7 và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm, chăm sóc khách hàng tốt nhất.

*******************************************************

Kim liền chỉ PDO/PCL Banapha được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty cổ phần y dược Bắc Nam. Công ty là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong việc cung cấp các thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe gia đình như kim châm cứu, kim cấy chỉ, kim liền chỉbơm tiêm insulin và các loại trà thảo mộc, dược liệu khô.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Hotline: 0903403013 / 0852450974
Quý đối tác muốn nhận ủy quyền thầu vui lòng liên hệ hotline: 0963441001
Email: yduocbacnam@gmail.com

 Fanpage: Y dược Bắc Nam Banapha
Địa chỉ: 187/1 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Quý khách hàng Scan mã QR để kết nối ngay với chúng tôi (mở ứng dụng Zalo trên điện thoại chọn scan QR code)