Chức năng của tạng phế (phổi) trong Đông y

Tạng phế (phổi) chủ về hô hấp, tuyên phát và túc giáng, ngoài chủ bì mao, cùng biểu lý với đại trường và khai khiếu ra mũi. Tạng phế trong đông y nằm ở vị trí trong lồng ngực, trên liền với cuống họng là nguồn trên của dòng nước. Đường kinh mạch được bắt đầu từ trung tiêu tức là từ cuống phổi đi ngang ra dưới nách, theo cánh tay ra đầu ngón tay cái.

1. Tạng phế là gì?

Theo Y Học Hiện Đại tạng phế còn được gọi là phổi. Phế là nơi trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài và cơ thể, chủ về hô hấp có tác dụng tuyên phát và túc giáng, khai khiếu ra mũi và bên ngoài hợp với bì mao. Tạng phế thuộc hành gì? Trong đông y, thì nó thuộc hành thủy, là nơi trao đổi thủy dịch trong thân thể cùng với tỳ, thận, bàng quang, tiểu tràng và đại tràng. Công năng của phế chủ hành thủy đó là thông qua sự tuyên phát và túc giáng của phế khí.

Tạng phế hay còn được gọi là phổi theo y học hiện đại

2. Chức năng của tạng phế

2.1 Phế chủ khí và hô hấp

Tạng phế chính là nơi trao đổi khí, được thể hiện qua hành động hít thanh khí và thải trọc khí nên phế chủ hô hấp. Phế chủ khí vì tạng phế có liên quan tới tông khí, tông khí được tạo thành do khí của thức ăn từ tạng tỳ vị đưa lên hợp với khi trời do phế đưa vào, tông khí được đưa vào tâm mạch nhằm đẩy huyết đi nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể.

Phế khí khỏe mạnh thì hô hấp thông thoáng, hít thở bình thường. Phế khí hư thì thở nhanh, thở ngắn phát ra tiếng nhỏ yếu, khí úng thì làm cho suyễn thở, ngực đau tức và khi nghịch thì sinh ho, nặng thì đứt lạc và ho ra máu.

2.2 Phế chủ tuyên phát và túc giáng

– Tuyên phát: tức là sự thúc đẩy. Sự thúc đẩy khí huyết và tân dịch phân bố ra toàn thân đó chính là sự tuyên phát của tạng phế, bên trong đi vào các tạng phủ kinh lạc, bên ngoài đi ra tại bì mao cơ nhục. Nếu như phế khí không tuyên sẽ dẫn tới ứ trệ và có xuất hiện triệu chứng ngạt mũi, tức ngực và khó thở.

– Túc giáng: là đưa phế khí đi xuống. Nếu như phế khí nghịch lên trên uất tại tạng phế sẽ có triệu chứng ho, khó thở và xuyễn tức.

Chức năng của tạng phếChức năng tạng phế

2.3 Phế chủ bì mao

Bì mao là phần bên ngoài, nơi ngoại tà xâm nhập vào cơ thể. Nhờ vào sự tuyên phát của tạng phế mà chất dinh dưỡng được vận chuyển đến cho bì mao. Vệ khí cũng tuyên phát ra bì mao nhằm chống đỡ ngoại tà. Vì vậy, khi phế có bệnh ở phần biểu thường xuất hiện những triệu chứng như ở vệ và phế phối hợp với nhau. Ngoại cảm tà lục dâm thường phạm vào tạng phế trước, nhân đó mà xuất hiện chứng ngoại cảm. Nếu phế khi hư yếu không tuyên phát ra bì mao làm cho da lông khô ráp, lưa thưa và dẫn đến cơ năng bảo vệ của bì mao bị giảm cho nên dễ bị cảm bởi ngoại tà.

2.4 Phế chủ thông điều thủy đạo

Tạng phế có chức năng tuyên phát và túc giáng, nhờ đó mà nước trong cơ thể được bài tiết ra bằng đường hơi thở và mồ hôi, nhị tiện nhưng chủ yếu là đường nước tiểu. Tạng phế đưa nước đi xuống dưới thận, tại thận nước được khí hóa một phần đưa xuống bàng quang thành nước tiểu nhằm bài tiết ra bên ngoài. Phế khí không tuyên thông thì việc tiểu tiện không được lợi. Trên lâm sàng, bệnh phù thũng do phong thủy được điều trị bằng phương pháp tuyên phế lợi tiểu.

2.5 Đường kính

Đường kính mạch được bắt đầu tại trung tiêu, từ cuống phổi đi ngang qua dưới nách, theo cánh tay ra đầu ngón tay cái. Khi bị bệnh ở phế sẽ biểu hiện trong khuyết bồn đau, đau bả vai và cánh tay.

3. Mối quan hệ giữa phế và các tổ chức khí quản

  • Phế khai khiếu ra mũi: Mũi là cơ quan giúp hơi thở phát ra từ phế. Nếu phế khí bị trở ngại bởi cảm ngoại tà xâm nhập vào thì người bệnh bị ngạt mũi, cánh mũi phập phồng và chảy nước mũi.
  • Họng là giây phổi: Tạng phế thông với họng và phát ra tiếng nói. Khi phế hư thì bị khản giọng, mất tiếng, họng bị ngứa, nhiệt thì họng đau và sưng, đờm trở thì hen suyễn.

4. Mối quan hệ giữa phế và các tạng phủ

Tạng phế với đại trường là biểu lý và tương sinh với tỳ thận, tương khắc với tâm can.

  • Biểu lý với đại trường: đại trường có chức năng chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã của thức ăn. Nếu như tạng phế tân không phân bố được thì đại tiện khó.
  • Tương sinh với thận tỳ: thổ không sinh kim thì trước có chứng tỳ vị hư nhược sau xuất hiện chứng phế hư. Kim không sinh thủy thì trước có chứng phế hư và sau có chứng thận âm không đủ.
  • Tương khắc với tâm can: có chứng phế thực trước vì kim khắc mộc có và sau có chứng can khí uất trệ. Hỏa khắc kim thì trước tiên xuất hiện chứng can hỏa bốc lên sau đó xuất hiện chứng phế nhiệt hay còn được gọi là mộc hỏa hình kim. Khi tạng phế có bệnh thường thấy nóng rét với ho xuyên, rét run.

5. Những triệu chứng bệnh của tạng phế

Một số triệu chứng điển hình của tạng phế khi mắc bệnh đó là:

  • Thực: Biểu hiện khó thở gấp, đầy tức ngực, ho có mủ và đờm đặc.
  • Hư: Thở yếu, da khô, tiếng nói nhỏ và sợ lạnh, ra mồ hôi. Hoặc triều nhiệt, ho máu, đạo hãn.
  • Nhiệt: Cánh mũi phập phồng, mắt đỏ, sốt cao, ho ra máu và đau họng.
  • Hàn: Chảy nước mũi, ho, khó thở, sợ lạnh, đờm loãng.

Tóm lại, tạng phế theo Y Học Hiện Đại được gọi là phổi. Phế chính là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, chủ về hô hấp có tác dụng tuyên phát và túc giáng, khai khiếu ra mũi và bên ngoài hợp với bì mao. Trong đông y, tạng phế thuộc hành thủy, là nơi trao đổi thủy dịch trong thân thể cùng với tỳ, thận, bàng quang, tiểu tràng và đại tràng. Công năng của phế chủ hành thủy đó là thông qua sự tuyên phát và túc giáng của phế khí.

Tags: , ,