Cấy chỉ vào huyệt vị được coi là một cuộc cách mạng, một bước tiến trong châm cứu. Đây là hình thức tác động vào huyệt vị giống như dùng kim châm cứu, chỉ khác là chỉ sẽ được lưu lại trong huyệt vị trong khoảng thời gian nhất định có tác dụng chữa bệnh.
1. Cấy chỉ điều trị là gì?
Cấy chỉ là phương pháp sử dụng chỉ khâu phẫu thuật vi cấy ghép vào huyệt vị giúp điều trị, nâng cao sức khỏe và phục hồi chức năng. Đây còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như chôn chỉ, vùi chỉ và nhu châm… đã và đang thu hút được nhiều người tìm đến phương pháp này.
Phương pháp châm cứu truyền thống là dùng kim châm kích thích huyệt vị trong một khoảng thời gian nhất định hoặc kích thích bằng điện, bằng từ và laser. Ngược lại, cấy chỉ sẽ dùng chỉ phẫu thuật cấy ghép vào huyệt vị và lưu lại trong một thời gian dài ít nhất 15 đến 20 ngày.
Phương pháp này được kế thừa từ thành tựu của các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến hệ kinh lạc và huyệt đạo.
Phương pháp cấy chỉ điều trị
Theo y học hiện đại, chỉ được cấy vào huyệt vị sẽ kích thích cơ thể thay đổi phản ứng miễn dịch, tăng các chất nội sinh có lợi có tác dụng giảm đau chống viêm như beta endorphin, adenosine… Tính đại chúng của công nghệ này đã được phát triển rộng rãi nhờ vào ưu điểm khắc phục được nhược điểm gây đau, chảy máu của các công nghệ khác.
2. Cấy chỉ áp dụng chữa được những bệnh nào?
Các bước thực hiện thăm khám trước khi tiến hành châm cứu
Cấy chỉ cũng giống như châm cứu là một hình thức tác động vào huyệt vị, thông qua đó có tác dụng điều hòa âm dương, khí huyết, hành khí thông kinh, khai uất trệ, chỉ thống (giảm đau)… Theo y học hiện đại, phương pháp này có tác dụng theo cơ chế phản xạ thần kinh và hóa sinh học.
Tại các huyệt vị được cấy chỉ, các bó cơ tăng sinh và điều hòa trương lực cơ (nếu giảm sẽ làm tăng, nếu tăng sẽ làm giảm đi). Các nghiên cứu y sinh học còn cho thấy có sự thay đổi các chất hóa sinh trong cơ thể sau khi cấy chỉ vào các huyệt vị.
Phương pháp cấy chỉ có thể chữa được nhiều bệnh như đau thần kinh tọa, đau vai gáy, nhức đầu, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thiểu năng tuần hoàn não, viêm đại tràng mãn tính… Nó sẽ giúp cho người bệnh tiết kiệm được thời gian và tiền bạc vì chỉ cần thực hiện trong một lần điều trị không cần đi lại nhiều lần và nằm viện để điều trị.
3. Những lưu ý nào người bệnh cần chú ý khi được cấy chỉ?
Bất kỳ phương pháp nào khi thực hiện cũng sẽ có lúc không tránh khỏi tai nạn điều trị do đó chúng ta phải sự cẩn trọng của cả bác sĩ và bệnh nhân khi thực hiện cấy chỉ. Biến chứng dễ xảy ra nhất đó chính là nhiễm khuẩn và nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm khuẩn là không đảm bảo đúng quy trình vô khuẩn khiến bệnh nhân nhanh chóng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Để tránh vấn đề này, bác sĩ cần thực hiện đúng quy trình đảm bảo vô khuẩn khi tiến hàng cấy chỉ cho người bệnh.
Những đối tượng không được cấy chỉ chữa bệnh
Bên cạnh đó, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở có uy tín, quy trình đảm bảo vô khuẩn tốt và người bệnh cũng cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi cấy chỉ, kiêng tắm khoảng 6-8 giờ sau khi cấy chỉ. Để mang lại hiệu quả cao trong điều trị, người bệnh cần chú ý không ăn quá no, không uống các chất có cồn… và giữ một sức khỏe thật tốt trước khi thực hiện điều trị cấy chỉ.
Sau khi cấy chỉ, bệnh nhân nên ngồi nghỉ tại nơi điều trị khoảng 15-30 phút để theo dõi và kiêng ăn các loại thức ăn có tính tanh như tôm, cua, cá, mực và đồ nếp như xôi, bánh chưng…
Mong rằng nội dung được chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được những điều cơ bản nhất về chỉ tự tiêu. Bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về các loại chỉ tự tiêu, kim liền chỉ, kim châm cứu vui lòng liên hệ Hotline 0852.450.974 để được giải đáp.
Công ty cổ phần y dược Bắc Nam phân phối thiết bị y tế như kim châm cứu, kim cấy chỉ, kim liền chỉ, bơm tiêm insulin và các loại trà thảo mộc, dược liệu khô.
————————————————– —————
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC BẮC NAM
Đ/C: Lô B5,B6 Ngõ 187, Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
HOTLINE: 0903.403.013
Facebook: Công ty cổ phần Y Dược Bắc Nam
Các Website của công ty : Khánh Phong , Y Dược Bắc Nam
Link shopee: Cong_ty_CP_YDuocBacNam
Tags: cấy chỉ, cấy chỉ chữa bệnh, chỉ định và chống chỉ định cấy chỉ, kim cấy chỉ